Gọi mua hàng: 024 6687 3535

Sổ mũi ở trẻ và cách trị sổ mũi không cần dùng thuốc


Sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thường là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, sổ mũi không chỉ gây khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, kém ăn mà còn dễ dẫn tới biến chứng viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa nếu không điều trị dứt điểm ngay khi trẻ mới chớm có triệu chứng.

Sổ mũi ở trẻ em

Nguyên nhân:  Trẻ bị nhiễm lạnh (thay đổi thời tiết, nằm điều hòa…) hoặc do lây nhiễm cúm

Triệu chứng: Khi bị sổ mũi, trẻ bắt đầu hắt hơi và chảy mũi trong. Một số trường hợp bé nhiễm khuẩn ở mũi có thể gặp mủ hoặc mũi xanh đặc.

Cách điều trị: Nếu  bé chỉ bị sốt nhẹ, sổ mũi nhẹ, bố mẹ hoàn toàn có thể điều trị ở nhà bằng 1 số phương pháp đông y và điều chỉnh chế độ ăn uống dinh dưỡng. Nếu nghiêm trọng hơn, kèm theo tiêu chảy, sốt cao (≧ 38.5 ℃), buồn nôn… thì cần phải điều trị bằng thuốc. 

Chườm nóng: Dùng một chiếc ăn mỏng nhỏ thấm vào nước ấm, sau đó đặt lên mũi của trẻ. Cách làm này sẽ làm hơi ấm tác động vào mũi, làm cho nước dịch mũi loãng ra, tự chảy ra ngoài. Nếu bị gỉ mũi nhiều, có thể vuốt nhẹ cánh mũi giống như mát xa, nhúng ẩm miếng bông nhỏ cho vào mũi để lau vệ sinh gỉ mũi. Kiên trì làm cho đến khi mũi sạch.

Ngâm chân nước ấm, uống nhiều nước ấm:  Trước khi đi ngủ dùng ít nước ấm ngâm chân cho trẻ, có thể thêm một vài lát gừng trong nước để loại bỏ lạnh, giúp trẻ cảm thấy ấm áp hơn. Hãy cẩn thận không làm nước nóng quá dễ bị làm bỏng chân trẻ.

Sau khi nước trong chậu ngâm chân nguội đi thì có thể tiếp tục thay đổi nước cho đến khi trẻ có dấu hiệu ra mồ hôi trán, đồng thời uống nhiều nước ấm. Cách làm này giúp máu lưu thông, làm loãng dịch mũi, dễ vệ sinh, nên cho trẻ nghỉ ngơi sớm.

Dùng dầu tràm: Trước khi đi ngủ, xoa dầu tràm vào lòng bàn chân, mát xa nhẹ nhàng khoảng 30 giây. Có thể bôi dầu tràm vào ngực cho trẻ để giữ ấm.Rửa vệ sinh mũi: Khi trẻ bị sổ mũi, bố mẹ cần vệ sinh rửa mũi tích cực cho trẻ. Các chuyên gia tai mũi họng khuyên dùng gói muối rửa mũi SRK Saltmax để giúp trẻ cảm giác thông mũi, giảm khò khè, khọt khẹt, cảm giác đờm ở cổ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ ngủ ngoan, đỡ nôn trớ, dễ chịu hơn. Khi dịch mũi giảm đi, các vấn đề dịch chảy xuống họng gây ho hoặc có thể viêm đường hô hấp dưới, viêm phế quản ở trẻ sơ sinh cũng sẽ được dự phòng và được cải thiện.

Chia sẻ bài viết này:

Bài mới nhất


Viêm xoang và một số lưu ý khi rửa mũi trong viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng. Để chữa trị, bên…


Cảm cúm ở trẻ và cách phòng bệnh

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường…


Viêm mũi dị ứng và cách phòng tránh

Viêm mũi là tình trạng khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Viêm mũi dị ứng là…


Hỗ trợ

Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi

srkbanle@gmail.com

02466873535

Copyright 2018 © SRK Saltmax

Đầu trang

ĐẶT MUA NGAY