Gọi mua hàng: 024 6687 3535

Tác hại của hóa chất đối với hệ hô hấp


Những ảnh hưởng của hóa chất, với cơ thể con người nói chung và với hệ hô hấp nói riêng
Có thể là cấp tính hoặc mãn tính tùy thuộc, vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Gây ra những phản ứng khác nhau, do kiểu và dạng tiếp xúc khác nhau.
Cơ quan hô hấp là đường xâm nhập chủ yếu, của các hơi khí độc, bụi độc vào cơ thể.

Tác hại của hoá chất tới cơ thể con người


Chẳng hạn, khói kim loại, hơi dung môi và các khí ăn mòn.
– Người lao động làm việc. Trong môi trường có nhiều hạt bụi nhỏ, cường độ làm việc cao. Hít thở mạnh sẽ đưa các hạt bụi vào sâu tới phế nang phổi. Chúng nằm chắc trong phổi, gây bệnh bụi phổi nghề nghiệp.
Thường gặp là bệnh bụi phổi-Silic, bệnh bụi phổi-Amiăng, bệnh bụi phổi – than… Các chất như silic tinh thể, amiang, và berili, kiềm gây kích thích và làm giảm khả năng hô hấp.
– Các chất hòa tan như: amoniac (NH3), fomanđêhít (HCHO), sunfurơ (SO2), axít và kiềm ở dạng mù sương. Khí hoặc hơi khi tiếp xúc với đường hô hấp trên (mũi và họng). Sẽ gây ra cảm giác bỏng rát, gây viêm phế quản.
– Hoá chất gây phản ứng như mô phổi. Gây phù phổi cấp, biểu hiện: khó thở, xanh xám, ho, khạc đờm. Thường gặp: dioxit nitơ, ozon, …
– Hoá chất gây bệnh hen phế quản là toluen, focmaldehyt…
– Hoá chất gây ung thư phổi: Asen, amiăng, hợp chất crom, nicken
– Hoá chất gây ung thư mũi, xoang, thường gặp hợp chất crom.
Vấn đề bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe của người lao động. Tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được quan tâm rộng rãi.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác hại của hóa chất độc hại đến con người . Là tránh sử dụng các hóa chất độc hại. Nếu có sẵn nhiều chất thay thế ít độc hại, ít nguy hiểm hơn. Việc lựa chọn các hóa chất phải được tiến hành ngay từ. Giai đoạn thiết kế hoặc lập kế hoạch sản xuất.
Một quá trình sản xuất lý tưởng.
Là ở đó người lao động được hạn chế tới mức. Thấp nhất mọi cơ hội tiếp xúc với hóa chất.
Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp. Để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí, chẳng hạn như khói, khí, bụi…
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Như mặt nạ phòng độc, quần áo, găng tay, giày ủng, khẩu trang..
Bản thân người lao động phải tự nâng cao nhận thức của bản thân. Ý thức bảo vệ sức khỏe của cá nhân. Cần tuân thủ các biện pháp bảo hộ trong môi trường sản xuất. Ăn uống lành mạnh, không hút thuốc, vệ sinh cơ quan hô hấp (mũi) . Bằng nước xịt muối biển hàng ngày. Rửa sạch bụi bẩn hóa chất bám sâu trong khoang mũi sau mỗi ngày làm việc.

Chia sẻ bài viết này:

Bài mới nhất


Viêm xoang và một số lưu ý khi rửa mũi trong viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng. Để chữa trị, bên…


Sổ mũi ở trẻ và cách trị sổ mũi không cần dùng thuốc

Sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thường là không nghiêm…


Cảm cúm ở trẻ và cách phòng bệnh

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường…


Hỗ trợ

Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi

srkbanle@gmail.com

02466873535

Copyright 2018 © SRK Saltmax

Đầu trang

ĐẶT MUA NGAY