Gọi mua hàng: 024 6687 3535

Khói bụi đô thị và hiểm họa tiềm ẩn với sức khỏe con người


Những năm gần đây, ô nhiễm khói bụi đã trở thành mối lo ngại của cư dân đô thị.
Nồng độ các thông số bụi (bụi mịn và bụi lơ lửng) có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt tại các trục giao thông và tuyến đường chính ở các đô thị lớn. Các khu công trường xây dựng cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm bụi và phạm vi ô nhiễm chủ yếu là cục bộ. Kết quả đo cho thấy, số ngày có giá trị bụi PM10, PM2,5 vượt QCVN chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt, tại các trạm ven đường giao thông. Bên cạnh đó là vấn đề bụi mịn, yếu tố có tác động nguy hại đáng kể đối với sức khỏe người dân. Tỷ lệ bụi mịn (PM2,5 và PM1) ở mức khá cao, đặc biệt, ghi nhận vào những ngày nhiệt độ thấp hoặc không khí khô.


Khí thải từ mô tô, xe máy đang là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội…Cụ thể, Tại TP Hồ Chí Minh, mô tô, xe máy “góp” 90% lượng CO, 65,4% NMVOC, 37,7% bụi , 29% Nox; bụi lơ lửng từ các phương tiện giao thông thải ra với hơn 72% vượt tiêu chuẩn cho phép. Còn ở Hà Nội, 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm cũng được xác định phát sinh từ hoạt động giao thông, với 85% lượng khí thải CO2 và 95% lượng hợp chất hữu cơ dạng hơi mà mắt thường khó nhìn thấy được.
Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khá lớn, có thể gây ảnh hưởng đến người cao tuổi, phụ nữ có thai, đặc biệt là với trẻ em vì có tốc độ thở gấp hai lần người lớn.
Khói bụi ô nhiễm có thể đi sâu vào đường hô hấp và tới phổi, gây tác động sức khỏe tức thời như kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi và khó thở. Phơi nhiễm lâu dài với bụi mịn cũng có thể tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim.
Hiện nay, một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đang được Nhà nước áp dụng như: di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đo, trồng thêm cây xanh, hạn chế tình trạng tắc đường, cải thiện giao thông …..
Cùng với đó, mỗi cá nhân cần ý thức được mức độ nguy hại của khói bụi ô nhiễm môi trường với sức khỏe, chú động phòng tránh. Những đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người có bệnh hô hấp nên hạn chế ra ngoài trời để tránh bị ảnh hưởng. Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm. Bôi kem chống nắng, mang áo chống nắng, kính râm, khẩu trang…
Chú ý vệ sinh và quan tâm tới sức khỏe của các cơ quan hô hấp như mũi, họng. Các biện pháp được các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng khuyễn cáo như: Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe các cơ quan này định kỳ và thường xuyên. Súc miệng hàng ngày, sử dụng các dung dịch xịt rửa mũi họng từ muối biển sâu thiên nhiên hàng ngày cũng là một trong những cách an toàn và hiệu quả.

Chia sẻ bài viết này:

Bài mới nhất


Viêm xoang và một số lưu ý khi rửa mũi trong viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng. Để chữa trị, bên…


Sổ mũi ở trẻ và cách trị sổ mũi không cần dùng thuốc

Sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thường là không nghiêm…


Cảm cúm ở trẻ và cách phòng bệnh

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường…


Hỗ trợ

Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi

srkbanle@gmail.com

02466873535

Copyright 2018 © SRK Saltmax

Đầu trang

ĐẶT MUA NGAY